}

13/8/17

LÀM VIỆC VỚI XREF: KIỂM SOÁT SỰ XUẤT HIỆN


Ngày 13 Tháng 8 Năm 2017

Chúng ta có thể kiểm soát sự xuất hiện của file XREF. Ý tưởng ở đây là chúng ta không phải chỉnh sửa XREF file như xóa cắt. Nếu chúng ta sử dụng bản vẽ kiến trúc làm file XREF, trong trường này  hợp chúng ta không được phép thay thế nó. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát file XREF sẽ suất hiện như thế nào trong bản vẽ của chúng ta.
Tại sao  chúng ta cần thay đổi sự xuất hiện của file XREF? Đây là một vài ví dụ:
a)      Trong trường hợp chúng ta chỉ cần thể hiện một phần nhỏ mặt bằng của bản vẽ, không phải toàn bộ bản vẽ mặt bằng
b)     Bản vẽ mặt bằng không sử dụng cùng một plot style với chúng ta. Trường hợp này thường xảy ra nếu kiến trúc sư không hoạt động cùng một công ty với bạn.
c)      Chúng ta cần làm nổi bậc bản vẽ của chúng ta hoặc trong trường hợp ta cần thể hiện bản vẽ XREF mỏng hơn mờ hơn.
d)     Etc
Sau đây là những cách mà ta có thể dùng để kiểm soát sự xuất hiện của file XREF.

1.        Chỉnh sửa file XREF

Cách  đầu tiên là chỉnh sửa bản thân file XREF. Chúng ta có thể mở file và sau đó chỉnh sửa nó.
Tuy nhiên, tôi không khuyến khích mọi người sử dụng cách này, trừ khi chúng ta là chủ của file XREF đó. Nếu một kỹ sư khác đang làm việc với file XREF đó và cô ta muốn đổi thiết kế, cô ta sẽ không  thực hiện theo cách này.
Bạn có thể mở trực tiếp file XREF. Autocad cho phép bạn làm thế với host file (host file là file mà bạn đính kèm file XREF vào đó)
Click reference file và chúng ta có thể chọn edit option từ thanh ribbon.



Edit Reference In – Place cho phép chúng ta trực tiếp chỉnh sửa file XREF từ file gốc. cái này rất hữu ích nếu chúng ta muốn sử dụng file gốc như một file XREF
Sau khi chúng ta lưu reference file, người mà đang sử dụng host file sẽ được thông báo rằng file XREF đã được thay đổi. Điều này là chắc chắn họ đang làm việc với file XREF cuối cùng.



2.      Cắt file XREF

Chúng ta có thể cắt file XREF và chỉ thể hiện khu vực cần thiết, chúng ta có thể dùng lệnh XCLIP hoặc dùng Creat Clipping Boundary



Cái này rất hữu dụng khi chúng ta chỉ cần thể hiện một phần của file XREF mà vẫn giữ được những lợi ích của file XREF.

3.      Chỉnh sữa layer file XREF

Một cách phổ biến khác để kiểm soát  file XREF là thay đổi thuộc tính của layer. Chúng ta thay đổi thuộc tính layer trên host file (host file đó chính là file mà chúng ta đính kèm file XREF vào đó) mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới file gốc. Nếu chúng ta thay đổi màu tường và line weight, nó sẽ chỉ áp  dụng trên host file.
Nó có nghĩa là chúng ta có thể kiểm sự xuất hiện của bản vẽ tuân theo tiêu chuẩn của chúng ta, không cần phải chỉnh sửa file ban đầu.
Nếu chúng ta mở Layer manager chúng ta sẽ thấy XREF group filter. Autocad tạo nó một cách tự động. khi chúng ta click vào file name, nó sẽ liệt kê tất cả layer trong file XREF đó.

Chúng ta có thể chỉnh sữa tất cả thuộc tính nếu cần thiết. Chúng ta có thể đóng băng layer, thay đổi màu layer, line weight và các yêu cầu thay đổi khác.





4.      Tóm lại

File XREF chỉ là một file tương quant ham chiếu, chúng ta chỉ dùng nó để giúp ích cho công việc với bản vẽ của chúng ta. Chúng ta nên hạn chế chỉnh sửa file gốc nhưng cũng tùy trường hợp cụ thể đôi lúc ta cũng cần chỉnh sửa file XREF.
Có một vài cách nhất định để chỉnh sửa file XREF. Thông thường chúng tôi chỉ clip bảng vẽ và thay đổi thuộc tính của layer.
Tuy nhiên, nếu chúng ta là người quản lý file XREF đó, và file XREF đó chỉ dùng cho riêng ta, đôi lúc chúng ta cũng cần phải thay đổi nó, tất cả các file khác sẽ update một cách tự động.


12/8/17

LÀM VIỆC VỚI XREF: HIỂU VỀ ĐƯỜNG DẪN FILE XREF


Ngày 11 Tháng 8 Năm 2017

Hiểu nguyên lý đường dẫn của file XREF là rất quan trọng khi chúng ta sử dụng XREF trong công việc. Nếu chúng ta muốn di chuyển thư mục chứa bản vẽ hoặc khi chúng ta cần gửi nó cho người khác, mà không muốn xảy ra bất kỳ vấn đề gì thì cần phải xem xét nơi chúng ta lưu file XREF và file chủ.

1.      Đường dẫn file XREF
Chúng ta có thể xác định đường dẫn của file XREF khi đính kèm XREF.


Chúng ta có các lựa chọn sau: Full path (or absolute pate), Relative path và No path. Trước khi chúng ta tiếp tục, giả định rằng chúng ta lưu file chủ (file mà bạn làm việc trên nó) trong thư mục D:\Project\A

a.      Full path

Hiểu đơn giản là thư mục chứa file bạn đang làm với thư mực chứa file XREF khác nhau, thì chúng ta chọn chế độ "full path"
Ví dụ :  file XREF lưu ở E:\Project\A\XREF,  file chủ lưu ở D:\Project\A
Khuyết điểm của chế độ này là khi thư mục thay đổi tên hoặc vị trí thì chúng ta cần xác định lại đường dẫn của file XREF cho đúng thư mục chứa file XREF.

b.      Relative path

Chúng ta có thể dùng relative path nếu fille XREF và file chủ (file mà bạn làm việc) được lưu trong cùng một thư mục  nhưng khác thư mục con. Ví dụ như: D:\Project\A\CORE
Thay vì dùng full path, chúng ta có thể dùng relative path .\CORE nhớ rằng file chủ của chúng ta thì lưu trong thư mục D:\Project\A và thư mục CORE là thư mục con của thư mục A.
Lợi ích của việc dùng relative path là khi chúng ta cần di chuyển thư mục, nó sẽ không phá hủy đường dẫn. Bạn không cần phải chỉnh sửa lại đường dẫn nếu bạn muốn di chuyển đến.
Ví dụ khi bạn cần di chuyển thư mục CORE từ D:\Project\A\CORE  đến D:\Project\B\CORE. Tất cả XREF đính kèm sẽ vẫn hiển thị.
(Hiểu đơn giản file chủ và file XREF cùng đặt chung 1 thư mục A nào đó, file XREF thì được lưu trong một thư mục con của thư mục A. khi đó chúng ta có thể di chuyển thư mục A đi bất cứ đâu mà không cần phải thiết lập lại đường dẫn file XREF mà vẫn hiển thị file XREF)

c.      No path

Chúng ta có thể dùng No path nếu file XREF được lưu chung một thư mục với file chủ. Ví dụ như tất cả file được lưu trong D:\project\A

2.      Tùy chọn khác
Có các tùy chọn khác mà chúng ta có thể thiết lập cho đường dẫn file XREF. Nếu Autocad không thể tìm thấy file XREF theo đường dẫn. Chúng ta hoàn toàn có thể xác định tên dự án cho mỗi dự án. Nếu Autocad không tìm thấy file XREF được lưu trong đường dẫn. Autocad sẽ cố gắng tìm file XREF trong dự án.
Làm thế nào để Autocad biết được file XREF nào mà bản vẽ dự án đang tìm kiếm? chúng ta cần xác định biến hệ thống PROJECTNAME, Autocad sẽ  cố gắng tìm nó trong thư mục Project.
Đó là lý do tại sao đường dẫn ở Found at và đường dẫn ở Saved Path lại khác nhau, chúng ta có thể kiểm tra trên bảng XREF palette.


a.      Support file
Chúng ta cũng có thể thêm thư mục file XREF vào Support File Search Path. Nó tương tự như Project Files Search Path, nhưng chúng ta không phải xác định dự án, sau khi lưu đường dẫn file dự án. Autocad sẽ tìm file XREF trong đường dẫn.
Đó là một vị trí tuyệt vời để đặt các file thông thường cho tất cả các bản vẽ của dự án. Ví dụ như Title Block.

b.      Host folder
Autocad cũng sẽ thêm file XREF vào thư mục host. Nếu chúng ta nhận được file XREF cho mỗi bản vẽ và không muốn tốn thời gian để chỉnh sửa nó. Chỉ cần copy tất cả các file vào chung một thư mục.

c.      Tóm lượt
Có rất nhiều cách để thiết lặp loại đường dẫn. Dựa trên cái gì chúng ta cần, chúng ta chọn 1 trong các tùy chọn đó. Dùng đường dẫn file XREF có thể bối rối, nhưng chúng ta chỉ cần hiểu cách làm việc của nó. Sau đó xác định cái tùy chọn đường dẫn phù hợp nhất cho chúng ta.

Autocad cũng có Reference Manager, đó là một công cụ hữu ích để chỉnh sửa đường dẫn file XREF hàng loạt. Đó rất là hữu dụng, khi chúng ta cần di chuyển file đến một chổ khác, hoặc nhận file từ một công ty khác.

9/8/17

SỬ DỤNG XREF: ĐÍNH KÈM FILE XREF


Ngày 9 Tháng 8 Năm 2017

Chúng ta đã  được biết khái niệm về XREF, giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm cách nào để đính kèm một bản vẽ thành XREF file.
Đầu tiên chúng ta cần mở CAD lên và tạo một bản vẽ mới. Lưu file đó với tên “My File.DWG” Đó là file CAD mà chúng ta sẽ dùng cho việc thiết kế. Đó là file chủ mà chúng ta sẽ đính kèm nhiều bản vẽ khác vào file đó.

1.     Đính kèm file DWG

Trước khi bắt đầu chúng ta tiến hành block file kiến trúc mặt bằng hay bất cứ file nào mà bạn muốn chèn nó bản vẽ  của bạn. Sau khi block xong file mặt bằng ta save file đó với tên XREF và lưu vào thư mục an toàn dễ nhớ và dễ tìm, thường thì lưu chung với file bản vẽ của bạn.
Trong Autocad chắc chắn là chúng ta đang mở file “My File.DWG”. Gõ XREF vào thanh command line và sau đó nhấn ENTER. Bảng XREF sẽ hiện ra.
Click vào mũi tên gần biểu tượng mũi tên gần DWG



Danh sách các loại định dạng mà XREF hỗ trợ đính kèm vào Autocad




Chọn file cad có tên là XREF mà bạn đã lưu ở trên và click open.
“Cách khác chúng ta có thể gõ XATTACH vào thanh command line để đính kem file DWG. ATTACH để đính kèm tất cả các định dạng file mà XREF hỗ trợ.”

2.     Các tùy chọn của file đính kèm

Chúng ta sẽ nhìn thấy các tùy chọn để đính kèm file XREF. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Scale, insertion point (Điểm chèn) và Block unit (đơn vị của Block).


Cái này cũng tương tự như hộp thoại trong Autocad block.

·        Chúng ta có thể định nghĩa tỉ lệ scale (1) nếu cần thiết, thường thì chúng ta không cần phải thay đổi nó mặc định tỉ lệ scale là 1:1. Nhưng nếu như cần thiết phải chèn với tỉ lệ khác thì chúng ta có thể thay đổi nó.

·        (2)  Điểm chèn sẽ xác định nơi mà bạn muốn đặt file XREF, chúng ta nên sử dụng  tọa độ 0,0,0. Chúng ta sẽ dễ dàng có được tất cả các file đều có cùng một tọa độ (nghĩa là file XREF sẽ cùng nằm một tọa độ cố định trong tất cả các file dễ dàng quản lý trong việc in ấn sau này)

·        (3) Đơn vị của block: nếu như file chủ của chúng ta có cùng một đơn vị với file XREF thì tỉ lệ scale sẽ là 1:1. Nếu như file chủ dùng đơn vị khác với file XREF nó sẽ thể hiện hệ số scale.

·        Sau đó ta click OK để đặt file XREF

Chúng ta sẽ nhìn thấy danh sách file XREF tronng bảng XREF




Nếu bạn muốn thêm các file XREF khác chỉ cân lặp lại các bước trên.

3.     Làm việc với file chủ
Bây giờ chúng ta đã có file XREF mà chúng ta cần, chúng ta có thể bắt đầu làm việc trên file chủ của bạn và tiếp tục thiết kế. Chúng ta có thể tiếp tục vẽ như thông thường


GIỚI THIỆU XREF TRONG AUTOCAD


CÁC PHÍM TẮT TRONG AUTOCAD


Ngày 9 Tháng 8 Năm 2017

F1 – Truy cập Autodesk Autocad Help
F2 – Mở AutoCAD text window từ phiên bản CAD 2014 trở về sau là CTRL+F2 (Chúng ta có thể xem lại tất cả các lệnh mà ta đã thực thi trong Autocad thông qua cửa sổ này)
F3 – chuyển đổi Tắt/Mở chế độ truy bắt điểm Osnap
F4  - Chuyển đổi Tắt/Mở chế độ truy bắt điểm Osnap trong CAD 3D
F5 – Chuyển đổi các góc tọa độ của isometric


F6 – Bật/Tắt UCS dynamic
F7 – Bật/Tắt lưới màn hình
F8 – Bật/Tắt chế độ Ortho (vẽ đường thẳng vuông góc)
F9 – Bật/Tắt chế độ truy bắt điểm
F10 – Bật/Tắt Polar tracing
F11 – Bật/Tắt object tracing
F12 – Bặt/Tắt Dynamic input (2006+)

ESC – hủy bỏ lệnh
TAB – chuyển đổi xoay vòng osnaps
SHIFT – ( trong việc chọn đối tượng) hủy bỏ chọn đối tượng
DEL – xóa đối tượng
CTRL + 0 : Bật/Tắt chế độ tòa màng hình (2004+)
CTRL + 1: Mở cửa sổ properties
CTRL+2: Mở cửa sổ designcenter
CRTL+3: Mở cửa sổ Tools Palette (2004+)
CTRL+4: Mở cửa sổ Sheet Set Mananger
CTRL+5: Mở cửa sổ infor palette
CTRL+6: mở cửa sổ dBconnect
CTRL+7: Mở cửa sổ makup Mananger (2005)
CTRL+8: Mở cửa sổ quick calculator (2006+)
CTRL+9: Show/Hide thanh công cụ command Line (2006+)

CTRL+A:  Chọn tất cả các đối tượng
CTRL+SHIFT+A: Bật/Tắt group selection
CTRL+B: Bật/Tắt snap
CTRL+C: Coppy đối tượng và lưu trong Clipboard
CTRL+SHIFT+C: Coppy đối tượng với một điểm cố định
CTRL+D: Bặt/Tắt dynamic UCS
CTRl+E: Chuyển đổi các hệ trục tọa độ trong isometric giống như F5
CTRL+F: Bật/Tắt chế độ osnap
CTRL+G: Bật/Tắt chế độ lưới trên màng hình Autocad
CTRL+SHIFT+H: Bật/Tắt các palette trên màng hình (Bật/Tắt các tab bản vẽ)




CTRL+I: Bật/Tắt coordinate (2009+)
CTRL+J: Lặp lại command cuối cùng
CTRL+K: Hiển thị Hyberlink dialog
CTRL+L: Bật/Tắt ortho mode
CTRL+O: Mở bảng vẽ
CTRL+P: In bảng vẽ
CTRL+SHIFT+P: Bât/Tắt chế độ quick properties (2009+)
CTRL+Q: Đóng cad
CTRL+R: Chuyển sang khung viewport mới
CTRL+S: Lưu bảng vẽ
CTRL+SHIFT+S: Save as
CTRL+V: Dán cái mà chứa trong clipboard
CTRL+SHIFT+V: Dán đối tượng coppy và chuyển đối tượng đó thành block (cái này tạo Block rất nhanh)
CTRL+X: Cắt đối tượng và lưu vào clipboard
CTRL+Z: quay lại trước đó (cái này dùng rất nhiều)
CTRL+PgDn: Chuyển tới lay out kế tiếp
CTRL+PgUp: Chuyển về layout trước đó
CTRL+Home: Chuyển tới Tab Start (2006+)

Alt+F8 – VBA Macros

Alt+F1 –  VBA editor

8/8/17

5 CÔNG DỤNG HỮU ÍCH CỦA PHÍM SHIFT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


Ngày 7 Tháng 8 Năm 2017

                     Phím SHIFT rất hữu dụng trong việc vẽ,, nếu sử dụng thành thạo sẽ cải thiện tốc độ vẽ của chúng ta rất nhiều. Trong thời gian vừa qua hảng Autodesk đã nhiều lần thay đổi dòng lệnh cũng như các phím tắt kết hợp. Nhiều người thì không nhận ra rằng việc sử dụng phím tắt kết hợp (Dùng kết hợp phím SHIFT trong quá trình vẽ) sẽ cải thiện tốc độ rất nhiều.
Sau đây là các công dụng hữu ích của phím SHIFT:

1.      Giữ phím SHIFT + chuột phải
Khi giữ phím SHIFT nhấp chuột phải sẽ hiện ra cửa sổ nhanh như hình bên dưới:


Ở cửa sổ này chúng ta có thể chọn chết độ truy bắt điểm nhanh hoặc truy cập nhanh Osnap setting.
Giữ phím SHIFT + chuột phải, cửa sổ truy cập nhanh hiện ra sau đó chúng ta kết hợp với các chữ cái đầu của các chữ: Endpoint, Midpoint, Center,… để truy cập nhanh truy bắt điểm hoặc dùng chuột để chọn.
VD: SHIFT + Chuột phải + E để truy cập nhanh điểm cuối


2.      Giữ phím SHIFT để bật chế độ ortho tạm thời
Giữ phím SHIFT khi vẽ đường thẳng sẽ bật tạm thời chế độ ortho, giống hoàn toàn như khi bạn kích hoạt orhto mode bằng phím F8. Nhưng nó chỉ là tạm thời khi bạn không giữ phím SHIFT nữa là chế độ ortho mode sẽ mất.


3.      Giữ phím SHIFT kết hợp với chuột trái
Tính năng rất hữu ích. Khi bạn cần chọn nhiều đối tượng để chỉnh sữa, thì sự kết hợp này rất hữu dụng khi chọn các đối tượng, hoặc khi muốn loại bỏ một vài đối tượng từ nhiều đối tượng đã chọn trước đó.


4.      Giữ phím SHIFT tron khi ChamferingFilleting
Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta giữ phím SHIFT trong khi chúng ta dùng lệnh chamfer hay fillet ?  Nó sẽ tự động ghi đè giá trị tạm thời khoảng cách hay bán kính về giá trị 0. Rất hữu ích, chúng ta không cần phải nhập lại giá trị khoảng cách hay bán kính là 0


5.      Giữ phím SHIFT khi sử dụng trim hay extend
Khi chúng ta sử dụng Trim thỉnh thoảng chúng ta lại muốn chuyển sang extend đối tượng khác đến cùng một đối tượng liên quan, chúng ta không cần thiết phải kết thúc lệnh trim và thực hiện lệnh extend. Chỉ cần giữ phím SHIFTTrim sẽ tự động chuyển đổi thành extend, nó cũng hoạt động tốt theo chiều ngược lại, khi đang dùng extend thì nó sẽ chuyển thành trim khi giư phím SHIFT.


                                                                 -The End-


5/8/17

DỄ DÀNG LÀM CHỦ LINETYPE SCALE TRONG VÒNG 3 BƯỚC


Ngày 4 Tháng 8 Năm 2017


Việc làm chủ linetype scale có thể sẽ gặp đôi chút rắc rối, làm thế nào để có thể có được linetype scale đúng trong bản vẽ CAD? Tại sao linetype của chúng ta không thể hiện trên màng hình mà nó chỉ thể hiện một đường thẳng liên tục? Đôi lúc chúng ta sẽ phải gặp phải khó khan trong việc khi cài đặt viewport trong khung layout. Nhưng chúng lại thể hiện đúng trong khung model của chúng ta, nhưng chúng lại không thể hiện đúng trong viewport!
Đôi lúc chúng ta phải thử đi thử lại nhiều lần với nhiều linetype scale khác nhau để có được cái đường thẳng mong muốn.
3 bước sau đây có thể giúp chúng ta trong quá trình điều khiển thể hiện của linetype. Nó không quá khó nếu như chúng ta biết được cái gì điều khiển khả năng thể hiện của linetype scale.

·        Bước 1: sử dụng đúng Autocad Template
Cái này rất quan trọng, thường thì chúng ta sử dụng Autocad với hệ Metric vì thế chúng ta phải dùng metric template còn các nước khu vực châu âu thì dùng imperial template. Thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi đơn vị sau nếu ta sử dụng sai template. Chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian niếu như sử dụng đúng template

·        Bước 2: Kiểm tra Annotation Scale
Giờ chúng ta chỉ cần vẽ một cách bình thường, nếu không thấy linetype cũng đừng quá lo. Thay đổi Annotation Scale. Nó nằm ở góc bên phải của cửa xổ Autocad.


Thay đổi giá trị thành tỉ lệ mà bạn muốn in ấn. chúng ta cần REGEN trước khi nhìn thấy hiệu ứng thay đổi của nó. (Nhấp đôi chuột vào viewport rồi nhập lệnh REGEN)
Điểm thú vị của Annotation Scale là: Nó rất là thông minh, đối tượng của bạn sẽ thể hiện giống như nhau ở những tỉ lệ khác nhau.


Hai khung viewport ở phía trên cùng thể hiện một đối tượng , khung bên trái có tỉ lệ là 1:50 trong khi khung bên phải thì  có tỉ lệ là 1:40. Chúng ta  thấy rằng mặc dù hai khung view có tỉ lệ scale khác nhau nhưng đối đượng ở 2 khung view lại có kích thước giống y hệt nhau.
Bình thường chúng ta chỉ cần làm theo 2 bước này là được. Nếu muốn làm chủ linetype scale xa hơn hãy xem bước 3.

·        Bước 3: Kiểm tra biến hệ thống

Hầu hết các lệnh trong Autocad đều được điều khiển bằng biến hệ thống (system variables). Biến hệ thống chính dùng để điều khiển tỉ lệ scale của linetype đó là “LTSCALE”. Nếu chúng ta tạo một bản vẽ mới với một template phù hợp. Giá trị scale 1 được chấp nhận trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta cần điều chỉnh linetype size bằng cách thay đổi giá trị của biến LTSCALE cao hơn hoặc thấp hơn.

·        Sự phụ thuộc vào Annotation scale:
Có 2 biến hệ thống dùng để điều khiển sự xuất hiện  của linetype scale đó là: MSLTSCALE and PSLTSCALE. Biến này phụ thuộc vào tỉ lệ scale của annotation. Bởi mặc định, giá trị của những biến này là 1. Nếu ở bước thứ 2 không hiệu quả có thể là do biến đã được thay đổi thành 0, hãy kiểm tra lại giá trị của biến.
Nếu bạn muốn linetype scale không bị ảnh hưởng bởi annotation scaling, thay giá trị của biến sang 0. Khuyến cáo nên để giá trị của biến là 1, hãy sử dụng tính năng annotation scaling bởi vì có rất nhiều lợi ích hay nếu như bạn sử dụng tính năng annotation scaing của Autocad .

·        Ghi đè giá trị linetype scale cho đối tượng
Đôi khi chúng ta cần phải ghi đè giá trị khác cho đối tượng, chúng ta có thể ghi đè giá trị khác cho đối tượng từ bảng properties dưới general category.



Nhấn tổ hợp phím “CTRL 1” để mở bảng properties hoặc nhập lệnh PROPERTIES vào thanh command line.

TẠO AUTOCAD LINE TYPE

Tạo LineType chứa các đối tượng đơn giản

Đầu tiên chúng ta cần tạo một đối tượng đơn giản mà bạn muốn thể hiện trên đường line hay pline của chúng ta, như hình bên dưới


 Sau đây là các bước để chuyển đối tượng chúng ta vừa tạo thành line type
                Bước 1: Truy cập thanh công cụ ribbon hay Autocad Menu: Express -> Tools -> Make LineType.  Nếu bạn thích dung lệnh thì gõ “MKLTYPE” Hay “MKL”



Dùng thanh công cụ Ribbon
                Bước 2:  Một hợp thoại xuất hiện, sau đó chúng ta lưu tên cho file linetype , sau đó chúng ta save lại. Lưu ý tên file linetype này chính là tên mà chúng ta sẽ thấy trong hộp thoại window mỗi khi ta load file linetype có đuôi “.lin”. Chính vì thế cần lưu ý đặt tên sao cho dễ nhớ hợp với đối tượn mình cần áp dụng và chọn một nơi save an toàn dễ nhớ để  load khi cần thiết hay khi share cho bạn bè.


3                   Bước 3: Bước tiếp theo lưu ý ở thanh command sẽ có dòng chữ “enter linetype name”, chúng ta nhập tên của linetype vào đây. Tên này chúng ta sẽ thấy trong danh sách line type (linetype control).


4                  Bước 4: Bước tiếp theo chúng ta cứ làm theo hướng dẫn xuất hiện ở thanh command line của phần mềm Autocad, nhập miêu tả cho linetype vừa tạo, sau đó nhấn enter, cái này giúp chúng ta có cái hình dung sơ bộ về linetype chúng ta sẽ tạo.


5                  Bước 5Ở bước 5 chúng ta sẽ xác định vị trí của điểm đầu và điểm cuối, cái này thường chọn điểm cuối phía bên trái của đường thẳng làm điểm xuất phát và điểm mà gần phía bê phải của text làm điểm kết thúc.

6                 Bước 6: Tiếp theo ta chọn đối tượng, bao gồm cả text và đường thẳng, sau đó nhấn enter.

Hoàn thành 6 bước là chúng ta đã có linetype mông muốn, sau đó thay đổi linetype ở thanh linetype control thành loại chúng ta vừa tạo. sau đó nhấn enter.

·        Tạo linetype với các đối tượng phức tạp
Chúng ta sẽ tạo linetype từ các block mẫu, chèn block vào bản vẽ và sau đó bung chúng ra (dung explode command) chúng ta sẽ tạo linetype từ đối tượng này, chúng ta sẽ phải tạo shape file. Thanh công cụ express cũng có công cụ tuyệt vời để tạo shape file.

Từ Autocad ribbon hay menu bar chọn: Express -> Tools -> Make Shape. Hoặc gõ “MKSHAPE” sau đó enter.  Tương tụ như tạo linetype với các đối tượng đơn giản, chúng ta cũng có nhưng bước sau:
1.      Nhập tên cho file shape sau đó click save.

2.      Nhập tên cho Shape sau đó enter.


3.      Nhấn enter để chấp nhận giá trị độ hiển thị mặc định

4.      Tiếp theo xác định điểm chèn của Shape, Điểm chèn của Shape giống như điểm chèn của Block khi chúng ta tạo Block.


5.      Chọn đối tượng (đối tượng mà chúng ta đã bung ra ban đầu), sau đó click enter. Shape đã được tạo thành công.
Để tránh lộn xộn và rôi chúng ta xóa đi đối tượng vừa dùng để tạo Shape.

“SHAPE” để chèn đối tượng shape mà chúng ta vừa tạo, gõ tên của shape (tên mà chúng ta đặt cho nó ở bước 2, nhấn enter 2 lần để chấp nhận giá trị mặc định cho Scale và Rotation ( thường giá trị mặc định của scale = 1:1 và rotation = 0). Sau đó chèn shape vào bản vẽ như là chèn block.
Bước tiếp theo chúng ta tạo linetype từ shape vừa chèn vào bản vẽ. Làm theo các bước tạo một linetype với các đối tượng đơn giản
               Linetype Scale không thể hiện chính xác.
Nếu như gặp khó khăn hay vấn đề với việc điều khiển linetype scale, hãy tìm hiểu bài viết tiếp theo “ Bạn có thể điều khiển linetype scale chỉ trong 3 bước”. Chúng ta có thể cần  có nhiều cố gắng để làm việc một cách thoải mái với linetype.